Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách? Cho ví dụ

1. Tìm hiểu về nhân cách và giáo dục

Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của họ. Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau thành một hệ thống, cấu trúc nhất định. Bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người. Có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với bản sắc của bất cứ một người nào khác. Một trong những thuộc tính đó, thể hiện ra bên ngoài ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá. Hay có thể nói nhân cách của con người là cách cư xử và phẩm chất của mỗi cá nhân – điều tạo nên giá trị của một con người trong xã hội.

Quan điểm của triết học về nhân cách

Mối quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội trong con người. C.Mác từng nói, con người là một thực thể sinh học – xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, con người bỏ xa giới động vật trong sự tiến hóa tuy nhiên không có nghĩa là con người lột bỏ tất cả những cái tự nhiên, cái sinh học. Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ,  những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. Trong hầu hết trường hợp thì nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, như ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, quy phạm đạo đức, sẽ không bao giờ hình thành được.

– Có quan điểm cho rằng tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, thì không thể bị thay đổi do điều kiện xã hội. Theo đó sự phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền; Lý tính của con người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm về quá trình phát triển do các gen di truyền quy định

– Cũng có quan điểm cho rằng các  hành vi của con người đều là do tư tưởng, ý thức xã hội tạo nên; đồng thời, trường phái này đã phủ nhận mối liên hệ khách quan giữa hành vi con người những điều kiện vật chất của sản xuất và tái sản xuất con người với tự nhiên;

– Đối với hai quan điểm cực đoan đó thì triết học Mácxít cho rằng hai quan điểm trên không phải đối lập nhau mà thống nhất với nhau. Con người là một cơ thể hữu sinh có trình độ tổ chức sinh học cao nhất và do vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học – xã hội là rất phức tạp, sâu sắc. Thực tế cho thấy những quy luật sinh học chi phối mặt sinh học, còn quá trình con người gia nhập xã hội sẽ quyết định mặt xã hội trong con  người.

( VÍ dụ như những đứa trẻ sinh ra từ cùng một trứng. Những đứa trẻ này giống nhau về mặt di truyền. Có nghĩa là trong quá trình phát triển, chúng có thể mắc một số bệnh giống nhau như bệnh về nội tiết , về mắt. Nhưng nếu được nuôi dưỡng trong những môi trường xã hội khác nhau thì những đứa trẻ này cũng có sự phát triển khác nhau) Như vậy có thể thấy con người có sự tác động của cả yếu tố sinh học và yếu tố xã hội

Từ cơ sở trên triết học Mácxít cho rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai nhân tố quyết định: nhân tố bên ngoài – những yếu tố xã hội, tính quyết định xã hội và nhân tố bên trong – tính tích cực của chính cá nhân. Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sự – cụ thể mà cá nhân đó sống ( có thể là các tập đoàn xã hội, kiểu loại cộng đồng dân tộc, tập thể…

Có thể nói sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen.. và ngược lại khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp. Ngoài ra họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Theo đó quá trình này luôn gắn liền với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện của nhân cách.

Đặc điểm của nhân cách

– Tính ổn định của nhân cách

Có một câu nói ví dụ về đặc tính này là ” giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời” hay là ” mưa dầm thấm lâu”. Nhân các được hình thành từ một quá trình học tập và tích tụ nó tạo thành một cấu trú tương đối ổn định và khó thay đổi. Nhờ đó đặc điểm này mà ứng dụng trong  nghiên cứu tâm lý, hành vi tội phạm đã đạt được nhiều thành tựu ( dựng lại hiện trường, đối tượng phạm tội tiếp theo)

– TÍnh cách mạng tính thống nhất

Mặc dù nhân cách có thể bao gồm nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ. Nhưng những thuộc tính riêng lẻ đó đều liên quan và không tách rời với nhau tạo nên bản sắc riêng biệt. Từ bản sắc riêng tạo ra cá tính đặt biệt của mỗi người và từ đó hình thành nhân cách của người đó

– Tính giao tiếp của nhân cách

Giao tiếp được coi là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời cũng giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận trong các mối quan hệ xã hội. Qua giao tiếp, con người đóng góp giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác và cho xã hội.

– Tính tích cực của nhân cách

Nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của nhiều mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là nó mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó. Con người không thỏa mãn bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ có công cụ, nhờ lao động mà con người đã biến đổi sáng tạo ra các đối tượng phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó con người tích cực tìm kiếm những cách thức, các phương thức thỏa mãn các nhu cầu là một quá trình tích cực có mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát triển của xã hội quy định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *