1. Tìm hiểu về nhân cách và giáo dục
Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của họ. Những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau thành một hệ thống, cấu trúc nhất định. Bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người. Có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với bản sắc của bất cứ một người nào khác. Một trong những thuộc tính đó, thể hiện ra bên ngoài ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá. Hay có thể nói nhân cách của con người là cách cư xử và phẩm chất của mỗi cá nhân – điều tạo nên giá trị của một con người trong xã hội.
Quan điểm của triết học về nhân cách
Mối quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội trong con người. C.Mác từng nói, con người là một thực thể sinh học – xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, con người bỏ xa giới động vật trong sự tiến hóa tuy nhiên không có nghĩa là con người lột bỏ tất cả những cái tự nhiên, cái sinh học. Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con người. Trong hầu hết trường hợp thì nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, như ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, quy phạm đạo đức, sẽ không bao giờ hình thành được.
– Có quan điểm cho rằng tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, thì không thể bị thay đổi do điều kiện xã hội. Theo đó sự phát triển của bộ não, sự chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền; Lý tính của con người có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm về quá trình phát triển do các gen di truyền quy định
– Cũng có quan điểm cho rằng các hành vi của con người đều là do tư tưởng, ý thức xã hội tạo nên; đồng thời, trường phái này đã phủ nhận mối liên hệ khách quan giữa hành vi con người những điều kiện vật chất của sản xuất và tái sản xuất con người với tự nhiên;
– Đối với hai quan điểm cực đoan đó thì triết học Mácxít cho rằng hai quan điểm trên không phải đối lập nhau mà thống nhất với nhau. Con người là một cơ thể hữu sinh có trình độ tổ chức sinh học cao nhất và do vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học – xã hội là rất phức tạp, sâu sắc. Thực tế cho thấy những quy luật sinh học chi phối mặt sinh học, còn quá trình con người gia nhập xã hội sẽ quyết định mặt xã hội trong con người.
( VÍ dụ như những đứa trẻ sinh ra từ cùng một trứng. Những đứa trẻ này giống nhau về mặt di truyền. Có nghĩa là trong quá trình phát triển, chúng có thể mắc một số bệnh giống nhau như bệnh về nội tiết , về mắt. Nhưng nếu được nuôi dưỡng trong những môi trường xã hội khác nhau thì những đứa trẻ này cũng có sự phát triển khác nhau) Như vậy có thể thấy con người có sự tác động của cả yếu tố sinh học và yếu tố xã hội
Từ cơ sở trên triết học Mácxít cho rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai nhân tố quyết định: nhân tố bên ngoài – những yếu tố xã hội, tính quyết định xã hội và nhân tố bên trong – tính tích cực của chính cá nhân. Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sự – cụ thể mà cá nhân đó sống ( có thể là các tập đoàn xã hội, kiểu loại cộng đồng dân tộc, tập thể…
Có thể nói sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh nghiệm sống, niềm tin, thói quen.. và ngược lại khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp. Ngoài ra họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Theo đó quá trình này luôn gắn liền với năng lực tự đánh giá, tự ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự hoàn thiện của nhân cách.
Đặc điểm của nhân cách
– Tính ổn định của nhân cách
Có một câu nói ví dụ về đặc tính này là ” giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời” hay là ” mưa dầm thấm lâu”. Nhân các được hình thành từ một quá trình học tập và tích tụ nó tạo thành một cấu trú tương đối ổn định và khó thay đổi. Nhờ đó đặc điểm này mà ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý, hành vi tội phạm đã đạt được nhiều thành tựu ( dựng lại hiện trường, đối tượng phạm tội tiếp theo)
– TÍnh cách mạng tính thống nhất
Mặc dù nhân cách có thể bao gồm nhiều thuộc tính, phẩm chất riêng lẻ. Nhưng những thuộc tính riêng lẻ đó đều liên quan và không tách rời với nhau tạo nên bản sắc riêng biệt. Từ bản sắc riêng tạo ra cá tính đặt biệt của mỗi người và từ đó hình thành nhân cách của người đó
– Tính giao tiếp của nhân cách
Giao tiếp được coi là nhu cầu xã hội đầu tiên và cơ bản nhất của con người. Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Đồng thời cũng giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận trong các mối quan hệ xã hội. Qua giao tiếp, con người đóng góp giá trị phẩm chất nhân cách của mình cho người khác và cho xã hội.
– Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của nhiều mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là nó mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó. Con người không thỏa mãn bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ có công cụ, nhờ lao động mà con người đã biến đổi sáng tạo ra các đối tượng phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó con người tích cực tìm kiếm những cách thức, các phương thức thỏa mãn các nhu cầu là một quá trình tích cực có mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sự phát triển của xã hội quy định.
>> Xem thêm: Giáo dục là gì? Mục tiêu, tính chất, vai trò của giáo dục?
2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Yếu tố hình thành và phát triển nhân cách
Nhân cách của cá nhân sẽ hình thành, phát triển trong suốt quá trình trưởng thành. Nhân cách được hình thành và phát triển dựa trên 5 yêu tố cơ bản là Di truyền; Hoàn cảnh sống; Giáo dục ; Hoạt động và Giao tiếp.
Vai trò của giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại
Nghĩa rộng của giáo dục l à toàn bộ sự tác động của giá định, nhà trường, xã hội( gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người. Và nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người như giao dục đạo đức, giáo dục lao động, giao dục lối sống, hành vi.
Lịch sử phát triển của giáo dục nhà trường đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Giáo dục thể hiện vai trò chủ đạo qua những điểm sau đây
+ Vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đồng thời còn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo những chiều hướng đó
+ Mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.
Ví dụ: Trẻ con không cần giáo dục nhưng đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi biết nói ( đây là yếu tố bẩm sinh – di truyền đem lại) Tuy nhiên trẻ không thể tự biết đọc, biết viết nếu không được dạy ( chỉ yếu tố giáo dục có thể đem lại)
+ Tầm quan trọng của giáo dục được thể hiện rõ nét đặc biệt đối với những người khuyết tật, có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Nhờ sự can thiệp sớm cùng những tác động đặc biệt là những phương tiện hỗ trợ, giáo dục có thể phục hồi ở những người có tật những chức năng đã mất, phát triển trí tuệ như người bình thường nhờ những biện pháp giáo dục hòa nhập.
Ví dụ: Việc áp dụng chữ nổi để giáo dục trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ bị câm điếc bẩm sinh
+ Ngoài ra giáo dục còn có thể uốn nắn, làm thay đổi những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen không phụ thuộc với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội( do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, cám dỗ từ các tệ nạn, sự lôi kéo của bạn bè xấu ) giúp phát triển theo đúng chuẩn mực đạo đức của nhà giáo dục. Thể hiện hiệu quả của quá trình giáo dục lại đối với các trẻ em hư và những người vi phạm pháp luật.
>> Tham khảo: Nhu cầu và vai trò của giáo dục quyền con người
3. Ví dụ về di truyền ảnh hưởng tới nhân cách
Ví dụ: Trong gia đình khi người bố hoặc mẹ có thiên hướng năng khiếu bẩm sinh về hội họa hay toán học thì con cái của họ cũng có khuynh hướng thừa hưởng những khả năng này. Chúng sẽ có đam mê, cách nhìn sự vật, sự việc và lấy hình tượng bố mẹ để làm mục đích hướng tới. Qua đó, tính cách của đứa con sẽ được hình thành dựa trên tính cách lí tưởng của cha mẹ.
Trên đây là phân tích hướng dẫn về vai trò của Giáo dục đối với sự phát triển của nhân cách của Luật Minh Khuê. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi phân tích, đưa ra trên đây sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình công tác. Trong trường hợp quý bạn đọc có điều chưa rõ về bài viết hay có bất cứ khúc mắc về pháp luật vui lòng liên hệ trực tiếp Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến theo số Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp một cách nhanh, hiệu quả nhất. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách, Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn !
Có thể bạn quan tâm
Sự cần thiết của giáo dục nhân cách cho trẻ
Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách?
FIBER DH GIẢI PHÁP GIÚP BẠN CÓ 1 HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH
Biotindh Plus Giúp Giảm Nguy Cơ Đột Quỵ Tốt Cho Sức Khỏe